Theo đó, đối tượng áp dụng là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như giáo viên, giảng viên trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục; cán bộ quản lý giáo dục tại các đơn vị như Phòng, Sở, Bộ…; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Có 05 tiêu chuẩn để xét, tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, trong đó có trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tâm huyết với nghề, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội; đã bảy lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Ngoài ra nhà giáo phải có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 15 năm trở lên, cán bộ quản lý giáo dục thì có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên… Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” được xét tặng cho những người được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt thêm các tiêu chuẩn khác.
Nghị định nhấn mạnh việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11./.
Thái Thành
Ý kiến bạn đọc