Trong 02 năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, địa phương và sự đồng thuận tham gia của người lao động. Đã tổ chức được 264 lớp đào tạo với 31 ngành nghề (gồm 20 nghề nông nghiệp và 11 nghề phi nông nghiệp) với 8.110 học viên tham gia.
Số lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 83,56%, trong đó có 163 người vươn lên thành hộ khá của địa phương.
Các địa phương bước đầu đã lồng ghép chương trình đào tạo nghề với chương trình giảm nghèo, dự án khuyến nông, chương trình xây dựng nông thôn mới...để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá những mặt được, chưa làm được trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian qua, biểu dương sự cố gắng của các tập thể, cá nhân trong thực hiện công tác này.
Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nhất là người dân nông thôn. Các đơn vị, địa phương cần cân đối ngân sách để đầu tư cho các cơ sở đào tạo công lập ngang tầm nhiệm vụ, làm tốt công tác phân luồng học sinh, chủ động trong liên kết đào tạo.
Bên cạnh đó cần đa dạng hóa ngành nghề, hình thức đào tạo, huy động tối đa nguồn lực xã hội, nguồn lực của các doanh nghiệp trong thực hiện việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chủ động sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 6 cá nhân có thành tích tốt trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Ban Chỉ đạo Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh cũng tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 05 cá nhân./.
Thái Thành
Ý kiến bạn đọc