Về nguồn tại Bảo Tàng lịch sử Việt Nam |
Để đạt được kết quả trên, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Long Thành Bắc đề ra một số giải pháp trọng tâm, hướng vào 3 đối tượng, nội dung: đội ngũ cán bộ, chất lượng Đoàn viên và hoạt động của cơ sở.
Chăm lo đời sống ĐVTN
Trong những năm qua, thông qua chương trình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, xã Đoàn đã giúp cho 294 thanh niên và gia đình thanh niên vay vốn để làm kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ chi phí học tập với tổng số tiền trên 3 tỷ 300 triệu đồng. Mặt khác, xã Đoàn còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tư vấn giới thiệu việc làm và dạy nghề, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho 163 thanh niên, trong đó có 21 đồng chí là bộ đội xuất ngũ.
Đời sống của thanh niên trong xã ngày càng được nâng lên đáng kể, đồng nghĩa với việc thanh niên ít bỏ quê đi làm ăn xa mà chí thú, cần cù, tìm tòi để làm giàu ngay tại quê mình. Từ đây, Long Thành Bắc đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả…
Từ khi lợi ích thiết thực của ĐVTN được quan tâm, tỉ lệ thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn ngày càng tăng. Việc tìm nhân sự cho các cơ sở đoàn, vì thế cũng thuận lợi hơn trước. Sự năng động, nhiệt tình cùng với tinh thần trách nhiệm của cán bộ Đoàn giúp ĐVTN thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện trong quá trình xây dựng quê hương được nâng lên.
Đổi mới, đa dạng hình thức hoạt động
Ngoài việc củng cố tổ chức, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn.
Mô hình “Tái sử dụng rác vì môi trường” là mô hình không mới nhưng được các bạn ĐVTN thực hiện khá hiệu quả. Hàng tháng, xã Đoàn vận động các gia đình ĐVTN phân loại rác tại nguồn, thu gom giấy vụn tại cơ quan, trụ sở bán gây quỹ hoạt động.
Mô hình “Vui cùng bóng cả” là mô hình mới từ sự năng động sáng tạo tìm tòi trong hoạt động giáo dục truyền thống cho ĐVTN. Hàng tháng xã Đoàn tổ chức cho các bạn ĐVTN thăm hỏi, tặng quà tại 01 gia đình chính sách, sau đó dọn dẹp nhà cửa, tổ chức một bữa cơm thân mật và lắng nghe, chia sẻ về hoạt động kháng chiến, về truyền thống địa phương…
Mô hình “1+1” với nội dung đặt ra là mỗi đoàn viên sẽ giới thiệu 01 thanh niên cùng tham gia sinh hoạt hay các phong trào tại địa phương. Trong mỗi buổi sinh hoạt, mỗi đoàn viên phát biểu 1 ý kiến về vấn đề mà thanh niên quan tâm hay vấn đề bức xúc tại nơi cư trú để cùng nhau giải quyết hay đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.
Mô hình “Những đóa hoa dâng mẹ” là chương trình được thực hiện vào dịp 8/3 hàng năm, nhằm tri ân những người mẹ của những đoàn viên, hội viên xuất sắc, tiêu biểu – những người luôn ủng hộ và âm thầm đóng góp vào sự thành công của hoạt động Đoàn, Hội. Qua chương trình này, giúp cho các gia đình hiểu rõ hơn tổ chức cũng như hoạt động đoàn, hội tại địa phương.
Như vậy, từ chỗ hiểu và đáp ứng được các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN, xã đoàn Ân Nghĩa đã đoàn kết, tập hợp và khơi dậy sức trẻ, tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ địa phương trong việc sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị mà địa phương tin tưởng giao cho.
LTB-HOP-MAT-TT |
Mô hình vui cùng bóng cả - thăm Thương binh Nguyễn Văn Sáu |
Trao vốn cho CLB Thanh Niên phát triển kinh tế |
Vệ sinh kênh TN59 Ấp Sân Cu |
Ý kiến bạn đọc