Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Thứ năm - 21/10/2021 17:00 238 0

Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Khi nói phát triển Chính phủ số chính là nói phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã bao hàm Chính phủ điện tử. Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.
Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ. Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có.
Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Chính phủ số là chính phủ đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm việc, thay đổi cung cấp dịch vụ, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công mới.
Vì cậy, cách làm thay đổi từ cung cấp dịch vụ công trực tuyến sang cung cấp dịch vụ số; từ dẫn dắt là giám đốc công nghệ thông tin sang người đứng đầu tổ chức; từ hệ thống thông tin sang nền tảng; từ tiếp cận dịch vụ sang tiếp cận dữ liệu; từ công nghệ Web và PC sang công nghệ 4.0 với điện toán đám mây, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,...;từ sự tham gia của cơ quan nhà nước sang sự tham gia của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp; tư nhấn mạnh cải cách thủ tục hành chính sang nhấn mạnh thay đổi mô hình quản trị; từ đo lường dịch vụ công lên trực tuyến sang đo lường số dịch vụ công mới. Thách thức của Chính phủ điện tử là liên thông, kết nối chia sẻ dữ liệu thì thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi.
Về phát triển Chính phủ điện tử, đến hết năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ; 30% tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; 71% người dùng Internet;  90% người dùng điện thoại thông minh trên người sử dụng điện thoại di động; 65% thuê bao cáp quang băng rộng cố định trên 100 hộ gia đình; 100% bộ, ngành, địa phương phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; 100% bộ, ngành, địa phương phát triển Nền tảng giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng và kết nối với Nền tảng giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng quốc gia; 100% mức độ hoàn thành Cơ sở quốc gia về Dân cư, đất đai quốc gia, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm; triển khai 100% hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, hệ thống văn bản và điều hành thông suốt 4 cấp chính quyền; triển khai 100% Cổng dịch công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử, Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Về phát triển Chính phủ số, đến hết năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông phấn đấu đạt 30% tỷ lệ dịch vụ số đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; 50% tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ của cơ quan nhà nước; 30% dịch vụ số mới có tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước; 73% người dùng internet; 92% người dùng điện thoại thông minh trên người sử dụng điện thoại di động; 75% thuê bao cáp quang băng rộng cố định trên 100 hộ gia đình; 30% danh tính số trên 100 dân; 30% nền tảng điện toán đám mây được triển khai ở cấp quốc gia và bộ, ngành, địa phương; 100% mức độ hoàn thành Nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử; 100% phát triển nền tảng dữ liệu lớn về kinh tế - xã hội của quốc gia và bộ, ngành, địa phương; 100% mức độ hoàn thành xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia; 50% cơ quan nhà nước tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở; 30% dữ liệu số trong lĩnh vực nông nghiệp; 30% dữ liệu số trong lĩnh vực giao thông và logistic, lĩnh vực lao động, việc làm; 30% cơ quan nhà nước triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, triển khai công cụ làm việc, cộng tác trên môi trường số, triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu. 
Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào các hoạt động và và giải quyết các công việc của mình, để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục các rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên các giấy tờ truyền thống, sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông để cải tiến việc tiếp cận, và cung cấp dịch vụ của Chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân, các đối tác kinh doanh và người lao động. Hàm ý đằng sau định nghĩa này là việc hiểu Chính phủ Điện tử là việc tự động hóa, vi tính hóa các thủ tục giấy tờ hiện hành và qua đó tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược, giao dịch kinh doanh, lắng nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông tin. Chính phủ điện tử còn nhằm mục đích tăng cường năng lực của Chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển.



Chính phủ điện tử cần mang lại lợi ích cho người dân cung cấp các hàng hóa và dịch vụ một cách có hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ. Chính phủ điện tử phải là Chính phủ đơn giản hóa các thủ tục, và tăng cường tính hiệu quả trong quá trình phê duyệt. Chính phủ điện tử còn hỗ trợ và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhằm đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.
Mục đích của Chính phủ điện tử là làm cho các mối tác động qua lại giữa người dân, doanh nghiệp, nhân viên Chính phủ và các cơ quan quan của Chính phủ với Chính phủ trở nên thuận tiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây