Một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Thanh tra năm 2022

Thứ tư - 15/05/2024 16:24 524 0

Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023, sau hơn 09 tháng triển khai thực hiện cho thấy Luật Thanh tra năm 2022 đã khắc phục được một số bất cập trong Luật Thanh tra năm 2010, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, tại khoản 5 Điều 24 quy định Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên không có quy định cụ thể, nêu rõ những hành vi vi phạm hành chính nào thì Chánh Thanh tra tỉnh được xử phạt.

Thứ hai, tại khoản 3 Điều 59 quy định “đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp” là mâu thuẩn so với khoản 11 Điều 1 và khoản 2 Điều 49 quy định thời hạn thanh tra trực tiếp là tính từ thời điểm công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc thanh tra trực tiếp.

Thứ ba, về thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra quy định tại tại Điều 77 như sau:

- Tại khoản 1 Điều 77 quy định “ Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra bộ và Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết”. Tuy nhiên, để xác định trường hợp nào là “khi cần thiết” đối với việc thẩm định của dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh lại không có tiêu chí cụ thể, không có hướng dẫn rõ ràng. Mặc khác, đối với Thanh tra huyện và Thanh tra sở, ngành rất khó giao cho cá nhân thẩm định dự thảo kết luận, vì lực lượng rất mỏng (chỉ có 3 đến 5 người trong một cơ quan thanh tra).

- Tại khoản 2 Điều 77, quy định: “Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (sau đây gọi chung là người thực hiện thẩm định) để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định”. Tuy nhiên, Luật không quy định điều kiện, tiêu chuẩn của cá nhân, đơn vị được giao thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, không quy định nội dung thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Mặt khác, việc phân công nhiệm vụ chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và quyền, nghĩa vụ của cá nhân, đơn vị thực hiện thẩm định, trách nhiệm đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện việc thẩm định.

Thứ tư, Luật Thanh tra năm 2022 chưa có quy định cụ thể hay văn bản hướng dẫn về việc sử dụng con dấu của trưởng đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra, điển hình tại một cơ quan thanh tra, trưởng đoàn thanh tra là thanh tra viên hoặc trưởng phòng nghiệp vụ thì việc sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra đối với một số văn bản do trưởng đoàn thanh tra ký tên thì việc đóng dấu được thực hiện như thế nào?

Tác giả: Qu?n tr

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây