​PHÒNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

SỐ ĐIỆN THOẠI: 0276.3839968 - 0276.3822414

- Bà Phạm Thị Bạch Huệ - Trưởng phòng (Di động: 0975862151) - Email: hueptb@tayninh.gov.vn

- Bà Võ Thị Huyền Trinh - Phó Trưởng phòng (Di động: 0902786601)

- Ông Ngô Minh Tân - Phó Trưởng phòng (Di động: 0913621279)

- Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - Chuyên viên (Di động: 0985859828)

- Bà Trần Đoàn Ngọc - Chuyên viên (Di động: 0908186652)

- Bà Nguyễn Thị Bảy - Chuyên viên (Di động : 0374806737)

- Bà Trần Mai Mỹ Duyên - Chuyên viên (Di động: 0971851604)

- Bà Thân Thị Phương Thảo - Chuyên viên(Di động: 0825414156)

     

1. Vị trí

Phòng Tổ chức - Công chức, viên chức là phòng chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, có nhiệm vụ tham mưu Giám đốc Sở Nội vụ trong công tác quản lý nhà nước về: cán bộ, công chức, viên chức; quản lý cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; cải cách chế độ công chức, công vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ.

2. Nhiệm vụ

Tham mưu Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1. Về thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.2. Về cải cách chế độ công chức, công vụ:

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác cải cách chế độ công chức, công vụ.

b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

Chỉ đạo, triển khai chương trình, kế hoạch và các văn bản khác của cơ quan cấp trên về cải cách chế độ công chức, công vụ;

Quyết định các biện pháp đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ theo chương trình, đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Chủ trì triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách chế độ công chức, công vụ tại tỉnh.

2.3. Về cán bộ, công chức, viên chức:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:

Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; việc quản lý đối với người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Tổ chức thi, xét nâng ngạch công chức và thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên các ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức, viên chức sau khi trúng tuyển kỳ thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

Ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tỉnh uỷ;

Đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định đối với các trường hợp này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.

c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Đảng và của pháp luật.

d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: trình Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; trình cấp có thẩm quyền có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; việc điều động, tạm đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

2.4. Về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Quy định về số lượng, về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; Quy định về chế độ, chính sách và quản lý sử dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, về chế độ chính sách, về tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố theo quy định của pháp luật;

c) Tổng hợp, thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định.

2.5. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã):

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo yêu cầu vị trí việc làm trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý đối với công chức, viên chức và người làm công tác ở ngành, lĩnh vực đó;

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc bố trí, phân bổ kinh phí đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.6. Về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ:

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và hội có phạm vi hoạt động liên tỉnh đặt văn phòng đại diện của hội ở tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các thủ tục về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động ở tỉnh (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh);

c) Căn cứ tình hình thực tế tại tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc ủy quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động tại tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.

2.7. Công tác khác

a) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đối với lĩnh vực được giao.

b) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được giao cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên đối với các lĩnh vực công tác do phòng phụ trách;

c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt thuộc lĩnh vực được giao.

d) Tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đối với lĩnh vực được giao. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây